Ai sẽ được hưởng lợi nếu chủ tịch Trần Đại Quang "ra đi"? - Dân Làm Báo

Ai sẽ được hưởng lợi nếu chủ tịch Trần Đại Quang "ra đi"?

Hương Khê (Danlambao) - Thời gian gần đây, dư luận trong và ngoài nước bàn tán xôn xao về việc ông Trần Đại Quang, Chủ tịch nước CHXHCNVN bỗng dưng “mất tích” từ nhiều ngày nay. Người dân chỉ biết bài báo cuối cùng ông viết nhân ngày TBLS 27/7, được đăng từ ngày 24/7/2017 có tựa đề: “Thấm nhuần đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”(1).

Từ đó về sau, mọi hoạt động nhân kỷ niệm 70 năm ngày 27/7, và các hoạt động khác, đều vắng mặt CT Trần Đại Quang.

Tại buổi lễ mít tinh được tổ chức sáng ngày 27/7 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, trong danh sách các vị lãnh đạo và nguyên lãnh đạo đảng và nhà nước tham dự, cũng không có mặt CT TĐQ (2).

Tại buổi lễ dâng hương để tưởng niệm các anh hùng, liệt sỹ nhân kỷ niệm 70 năm ngày TBLS vào sáng 27/7, trong đoàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam dâng hương và đặt vòng hoa, vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng không có CT TĐQ (3).

Chúng ta đều biết, thời gian gần đây, sự vắng mặt đầy bí ẩn của nhân vật thứ 5 trong Bộ Chính trị ĐCSVN là ông Đinh Thế Huynh, Thường trực Ban Bí thư, cũng đã gây nên nhiều câu hỏi trong dư luận. Mãi tới ngày 01/8/2017, báo chí lề đảng mới hé lộ, đưa tin: “Trong thời gian ông Đinh Thế Huynh đi dưỡng bệnh, ông Trần Quốc Vượng tham gia Thường trực Ban Bí thư thay ông Đinh Thế Huynh" (4).

Trong truyền thống lãnh đạo và cầm quyền của ĐCSVN, cứ mỗi khi có vấn đề tế nhị, có nguy cơ đe dọa đến “cái ghế” của các vị lãnh đạo chóp bu, “đảng ta” thường cho ai đó mắc phải những căn bệnh lạ, để rồi sau đó, những đồng chí này được “ra đi” một cách êm ái với những vòng hoa thăm viếng được ghi những lời trang trọng: “vô cùng thương tiếc”…

Cái chết đầy bí ẩn của nguyên TT Võ Văn Kiệt vào năm 2008 mà dư luận nghi ngờ do bị đầu độc. Vì sau khi đã nghỉ hưu, ông Kiệt thường trả lời phỏng vấn và viết bài phê phán lãnh đạo. Ông Kiệt phê phán rất nặng về quy hoạch lại thành phố Hà Nội mà ông cho rằng chỉ làm mập thêm lên cho bọn tham nhũng. Đặc biệt, ông Kiệt nêu lên nhu cầu “hòa hợp dân tộc” giữa những người Việt Nam từng ở hai bên chiến tuyến. Điều này đã làm mếch lòng giới bảo thủ trong ĐCSVN. Vì thế ông Kiệt phải “ra đi” (5).

Tháng 2 năm 2014, một vị Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an đang ở thời ký đỉnh cao phong độ là Phạm Quý Ngọ, cũng bỗng nhiên bị nhiễm bệnh, và sau đó cũng ra đi. Bởi vì tại phiên tòa ngày 7.1.2014, Dương Chí Dũng đã khai người báo tin cho mình đi trốn là thượng tướng Phạm Quý Ngọ, và đã hối lộ ông Ngọ hơn 500 ngàn USD.

Ba tháng sau khi ông Ngọ chết vì "ung thư gan", vào tháng 5 năm 2014, Nguyễn Bá Thanh, một con người từng“chọc trời khuấy nước” trên sông Hàn, được điều ra Hà Nội làm Trưởng Ban Nội chính TƯ để diệt tham nhũng với những câu tuyên bố hùng hồn “bắt hết, nhốt hết”, cũng bị bệnh ung thư do nhiễm phóng xạ. Mặc dù ông Thanh đi hết Singapore rồi sang Mỹ chữa trị. Nhưng cuối cùng vẫn phải “ra đi” một cách êm ái vào đầu năm 2015. Nguyễn Bá Thanh chỉ quen “bơi” trên sông Hàn. Nhưng khi ra sồng Hồng thì không trụ được với nhóm cộng sản Bắc Hà (6).

Trở lại với căn bệnh lạ của ông Trần Đại Quang, có liên quan gì đến “cái ghế” của giới lãnh đạo chóp bu Hà Nội hiện nay?

Sau khi loại được đồng chí Ba Dũng tại Đại hội XII, Nguyễn Phú Trọng, người đã đến cái tuổi “Thất thập cổ lai hy”, nhưng “vì sự ổn định của đảng”, nên ông đành “miễn cưỡng” ở lại làm Tổng Bí thư ĐCSVN với lời hứa sẽ gánh vác nửa nhiệm kỳ. Những nhân vật có triển vọng “ngấp nghé” chiếc ghế TBT một khi ông Trọng nghỉ, là Trần Đại Quang và Đinh Thế Huynh. Vì truyền thống của ĐCSVN, người thay thế chức TBT phải ở trong Tứ trụ, hoặc là Thường trực BBT (như ông Nguyễn Văn Linh năm 1986, và Lê Khả Phiêu năm 1997).

Sau khi làm TBT nhiệm kỳ hai, ông Trọng chẳng những nắm ghế Bí thư Quân ủy TƯ như trước, mà còn nhảy vào làm Thường vụ Đảng ủy Công an TƯ, để "tăng cường quyền lãnh đạo của đảng cộng sản ở thời kỳ mới", thực chất là muốn lũng đoạn hai bộ này theo ý ông ta.

Trong số 19 Ủy viên BCT của Đại hội XII, số người gốc Nam Định chiếm 4, là Đinh La Thăng, Đinh Thế Huynh, Phạm Bình Minh, và Trần Đại Quang. Ông Quang tuy là người Ninh Bình, nhưng vốn là gốc Nam Định. Nhóm người này từ lâu đã là cái gai trong mắt Nguyễn Phú Trọng, vì khi họ đoàn kết lại, sẽ có tiếng nói rất quan trọng trong BCT. Vì thế, sau khi loại trừ được Đinh La Thăng ra khỏi BCT, Đinh Thế Huynh đang nằm khắc khoải, thì đến lượt Trần Đại Quang đang vắng mặt bí ẩn. Chỉ còn Phạm Bình Minh thì chẳng làm nên cơm cháo gì.

Vậy là hai nhân vật đang mong chờ thay thế ông Trọng một khi ông rời chức TBT nửa nhiệm kỳ theo lời hứa, nay đã ngã ngựa. Điều đó có nghĩa là ông Trọng còn phải “cố gắng” làm hết nhiệm kỳ này, vì không còn ai đủ bản lĩnh thay ông lúc này.

Bên cạnh đó, khi hết nhiệm kỳ này, đến Đại hội XIII, nhân vật nào có thể thay thế ông Trọng làm TBT, nếu không phải là Nguyễn Xuân Phúc? Vì cũng theo truyền thống của Đảng, nhân vật lên TBT phải là trong “tứ trụ” hoặc Thường trực BBT. Nhưng Trần Quốc Vượng mới mon men thay Đinh Thế Huynh nên chưa đủ tầm. Còn bà CTQH Nguyễn Thị Kim Ngân thì chưa có tiền lệ phụ nữ làm TBT.

Với hai nhân vật cộm cán gốc Nam Định bị loại trừ, đã có hai người được hưởng lợi. Là Nguyễn Phú Trọng cứ yên tâm rung đùi ngồi hết nhiệm kỳ này. Và Nguyễn Xuân Phúc là nhân vật sáng giá nhất cho chức TBT nhiệm kỳ tới. Vậy là cả hai ngư ông đều “đắc lợi”.

Cũng cần nói thêm về ông Thủ tướng CLMV và Ma de in này. Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Bá Thanh cùng người Quảng Nam (Đà Nẵng là mới chia ra sau này). Hai người đều là “yếu tố” miền Trung theo truyền thống phân chia quyền lực theo vùng-miền. Dư luận cho rằng, nếu Nguyễn Bá Thanh không “nửa đường đứt gánh”, thì cái ghế Thủ tướng hiện nay chắc gì đã lọt vào tay Nguyễn Xuân Phúc. Vì so sánh uy tín và năng lực, thì Phúc “niểng” phải gọi Nguyễn Bá Thanh bằng thầy. Do đó với cái chết của Nguyễn Bá Thanh, dư luận cũng ồn ào biết đâu bàn tay Phúc "niểng" có “nhúng chàm” trong vụ này? (7).

Nhà báo Huy Đức, con người được cho có biệt tài “tiên tri” và “đánh đâu thắng đó” trong chính trường VN. Ví dụ: Trước ĐHXII, Huy Đức tập trung đánh Ba Dũng. Kết quả Ba Dũng rớt đài. Sau đó Huy Đức tấn công dồn dập Đinh La Thăng, cuối cùng La Thăng thành La giáng, mất ghế UVBCT. Ngày 30/7/2017, trong khi Bộ trưởng CA Tô Lâm còn trả lời báo chí rằng, ông không nắm được tin tức về Trịnh Xuân Thanh, cũng trong ngày 30/7, trên trang cá nhân của mình, Huy Đức viết: “Trịnh Xuân Thanh về rồi sao báo chí còn im lặng nhỉ?”. Thế là ngày hôm sau (31/7), đồng loạt báo chí lề đảng đưa tin TXT ra “đầu thú”. Ngày 01/8, Huy Đức viết: “Cuối cùng, vẫn phải bắt Trầm Bê”, thì y như rằng, hôm sau Trầm Bê bị bắt. Hôm 10/8, Huy Đức viết: “Đại tướng Trần Đại Quang đi chữa bệnh từ tối 25-7-2017. Sự vắng mặt của ông ở trong Nước suốt hơn hai tuần qua đã tạo ra một khoảng trống cho các lời đồn đoán”. Theo như kết quả của những lần Huy Đức lên tiếng trước đây, thì lần này nhiều người tin rằng, Huy Đức cũng đúng. Sức khỏe ông Trần Đại Quang đang “có vấn đề” (8).

Tóm lại, với việc mất ai còn trong giới lãnh đạo, thì truyền thống của ĐCSVN xưa nay vẫn quy tụ trong ba đặc điểm sau đây:

Một là đấu đá, đâm chém, cắn xé nội bộ dưới nhiều hình thức để tranh giành quyền lực. Rất nhiều đồng chí của họ đã là nạn nhân của những cuộc thanh trừng này.

Hai là quỳ gối khom lưng quy phục Tàu khựa. Cứ mỗi lần trước các kỳ Đại hội, thế nào cũng có đại diện của ĐCS Trung Quốc sang “thăm hữu nghị”, thực chất là “duyệt nhân sự”. Nhân vật nào không lọt vào mắt xanh của Tàu, thì dứt khoát là sẽ bị loại. Sau Hội nghị Thành Đô 1990, ông Nguyễn Cơ Thạch bị TQ ép ĐCSVN phải loại ra khỏi chức Bộ trưởng BNG, và khi ông Nông Đức Mạnh làm TBT, thì ông Phạm Bình Minh cũng bị loại khỏi chức này vì TQ không đồng ý (9)

Gần đây nhất là việc tàu khoan thăm dò Repson của Tây Ban Nha, khi đang khoan thăm dò trong vùng lãnh hải nước ta theo hợp đồng giữa hai nhà nước VN và TBN, vừa mới phát hiện ra một nguồn dầu khí có trữ lượng rất lớn. Khi Tàu khựa mới chỉ “ho” một tiếng, vậy là cha con vội vàng có lệnh cho tàu Repson dừng khoan thăm dò.

Ba là quyết đối đầu với nhân dân, coi những người đấu tranh dân chủ là “thế lực thù địch”. Thể hiện qua việc tăng cường đàn áp bắt bớ và xử tù những bản án thật nặng đối với những ai bất đồng chính kiến, hoặc đấu tranh đòi tự do dân chủ, đòi quyền con người, có tư tưởng chống Tàu, hoặc hoạt động bảo vệ môi trường v.v... Họ còn dùng nhiều thủ đoạn trấn áp và đánh đập tàn nhẫn người dân tham gia biểu tình chống Tàu, hoặc chống Formosa, tuy mang cái áo Đài Loan, nhưng ruột là của Tàu.

11/8/2017

Hương Khê
danlambaovn.blogspot.com

____________________________________

Chú thích:



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo