Hãy bình tĩnh cùng nhau vạch mặt (Phần 2) - Dân Làm Báo

Hãy bình tĩnh cùng nhau vạch mặt (Phần 2)

Nguyễn Ngọc Già (Danlambao) - Khi đã chấp nhận tự nguyện viết đề tài chính trị, tức phải chấp nhận mọi phán xét, đả kích, chê bai của độc giả. Làm chính trị còn nghiệt ngã hơn thế ngàn lần - những ai đang dấn thân vào con đường này nên nhìn nhận thực tế cay đắng đó.

Hoạt động chính trị gần như là môn khoa học - nghệ thuật phức tạp nhất trong các ngành nghề. Hoài nghi lại là điều mà khoa học luôn khuyến khích để đạt được chân lý, trong khi nghệ thuật lại nghiêng phần lớn về cảm xúc. Do đó, người làm chính trị chênh chao giữa "hai đỉnh núi" vừa riêng rẽ vừa hòa quyện đến... bật máu những bàn chân mòn mỏi trên con dốc cheo leo mang tên "dân chủ - nhân quyền" cho Việt Nam hôm nay.

Tự thân "hoài nghi" đã là một khoa học cần có trong nghiên cứu. Đả phá là hiện thân tàn nhẫn của nó. Hoài nghi có căn cứ càng khuyến khích sự vật, hiện tượng đi đến tận cùng nguồn cội vấn đề. Hoài nghi càng có căn cứ thì đả phá càng lên cao trào, cho đến khi sự việc, hoặc là được giải quyết hoặc chìm đi trong nghi vấn bất tận - ngay lúc đó, sự chia rẽ và đề phòng không thể nào trốn chạy. Cũng có cách thứ ba, một thời gian sau, có thể gọi là "rồi một ngày dịp may sẽ đến em ơi đừng quên" [*] sự việc bật ra, nhưng nó vẫn đặt trên nền tảng chân lý không tài nào chối cãi: Sự Thật.

Chuyện của Nguyễn Ngọc Già & Lê Thăng Long

Không thể kêu gọi mọi người "bình tĩnh cùng nhau vạch mặt" nếu như bản thân tôi không nói thật những gì có thể nói, mà nó đã phơi bày trước công chúng, cũng như cần làm rõ đối với hoài nghi hiển hiện của độc giả. Né tránh hay lấp liếm là hạ sách.

Tôi nhớ, khi Lê Thăng Long làm đơn xin vô ĐCSVN với dư luận đả kích ghê gớm. Vào lúc đó, tôi đã viết bài binh vực anh Long và chấp nhận những hòn đá từ độc giả ném vào tới tấp.

Bài đầu có tên "Lê Thăng Long không phải như người ta tưởng", độc giả còn châm chước, nhưng đến bài thứ hai "Lê Thăng Long giải thiêng ĐCSVN" [1], hình như BBT DLB "thương tình" hay liệu được tôi đang định "giỡn mặt" với độc giả mà chần chừ gần cả ngày, đến khi tôi gửi email hỏi bài có được đăng không, lúc đó DLB mới đăng. Và...

Có thể nói hơn 200 phản hồi, tuyệt đại đa số là những lên án, chỉ trích kịch liệt. Thậm chí, có độc giả còn yêu cầu Dân Làm Báo phải đuổi tôi ra khỏi trang blog. Chưa kể các thóa mạ ở các trang khác dẫn bài này về.

Khi tôi viết cho anh Long, không phải toàn bộ nghiêng về cảm xúc hay tình cảm, mặc dù tôi không chối, tôi có dành thiện cảm cho Long. Trên hết tôi tin Long, bởi Long là bạn Thức. Yếu tố này, nhất định khó thuyết phục độc giả và tôi gọi đó là "cảm xúc". Có thể gọi đó là điểm yếu của tôi và tôi nhìn thấy rõ, nên sau này cố gắng khắc phục hơn.

Tôi tin Thức vì:

- Một doanh nhân với tài sản mấy trăm tỉ đồng bỗng chốc mất hết với cái án tù 16 năm và 5 năm quản chế cùng vô số đòn tra tấn, biệt giam. Đó không thể là "giả bộ" được.

- Tôi biết doanh nghiệp của Thức từ hồi còn mang tên Duy Việt với những sản phẩm máy tính hiệu quả mà phù hợp túi tiền cách đây khoảng 15 năm về trước. Chính bản thân tôi lúc đó, rất phẫn nộ, khi cấp trên của tôi không chấp nhận những sản phẩm này bởi Duy Việt không chịu "chung chi". 

- Cách đây không lâu, trong bài viết "Nhện lưng đỏ và hơn 600 tù nhân lương tâm" [2], có lẽ độc giả còn nhớ, một người quen của tôi báo tin Thức không khỏe và tôi kiểm tra thông tin, biết được Thức mổ mắt cườm. Cũng chính người quen này cho tôi hay, Trương Tấn Sang, từ năm ngoái đã tuyên bố với Thức (đại ý): "Nhận tội đi, rồi muốn đi đâu thì đi". Đối chiếu với thông tin rộng rãi, chúng ta thấy trùng khớp qua những lá thư Thức gởi về gia đình [3], như nói lên Thức đã từ chối. Chính điều này làm tôi tin Thức thêm.

Nhưng cho đến nay, tôi vẫn không thôi hoài nghi về Lê Thăng Long với một chi tiết nhỏ nhưng đáng đặt câu hỏi: Tại sao vừa ra tù chỉ 1 tuần mà Long đủ thông tin để ra một danh sách mời mấy trăm người, trong đó, quy tụ nhiều nhân vật mà ngay lúc Long bị bắt, những người này chưa hoạt động hay có sự kiện gì nổi bật về họ cả (ví dụ: Bùi Hằng, Phương Bích, Nguyễn Văn Phương v.v...)? Đó là câu hỏi cho tới nay, ngoài anh Long, không một ai có thể trả lời rành mạch trước dư luận.

Ngay đây, bật ra câu hỏi chính đáng: Tại sao đã hoài nghi như thế mà vẫn ủng hộ Phong Trào CĐVN và sau đó lại còn ủng hộ Lê Thăng Long vô đảng?

Đúng vậy. Việc ủng hộ PTCĐVN, tôi đã có bài viết từ lâu [4]. Thiết nghĩ, việc anh Long mời là một việc, những ai nhận lời hay không lại là việc của những người đó. Không thể nói là Long "chiêu dụ" để CS "hốt một mẻ to", bởi hầu như ai cũng "già hai thứ tóc trên đầu" cả rồi, phải chịu trách nhiệm trước quyết định cá nhân, không thể đỗ thừa cho người khác.

"Một người làm cả dòng họ liên lụy" - cái loại "tư tưởng" khốn nạn của CS - bao trùm cả xã hội VN trong suốt 70 năm qua, làm VN không tài nào ngóc đầu lên nổi. Chính nó làm tê liệt nhiều người còn chút lòng vì dân vì nước, phải dằn vặt, đau đớn và cả buông xuôi, không phải ai cũng can đảm và có khả năng vượt qua. Chính nó là thứ vũ khí dơ bẩn nhất nhưng hiệu quả nhất, bọn CS rất ưng ý sử dụng mãi cho đến nay.

Chính suy nghĩ quái gở và thâm căn cố đế đó, nó được phản ánh rõ rệt qua những lời thóa mạ, chì chiết, giễu cợt, khinh rẻ của bọn "mang mác" giáo sư, tiến sĩ, nhà văn, nhà thơ, nhà báo v.v... trong tâm trạng hoảng sợ bị Long "dụ" rồi làm cả gia đình giòng họ của chúng liên lụy lây.

Lẽ ra, với thân phận "cây cao bóng cả" (!) với "uy tín đầy đầu" trong "làng trí thức Mác-Lê-Mao-Hồ""CS phản nửa tỉnh nửa mê" - nếu không tính cả về lý & luật - bọn người đó phải có trách nhiệm, bổn phận làm cho ra lẽ, coi thử Long đang dựng bẫy theo lệnh ĐCSVN "dụ" cả giòng họ chúng lọt vào "ổ phục kích", hay đó là sự thật của nhóm Thức - Định - Long.

Nhưng không, những kẻ mang "nửa ký mề đay" trên ngực cùng "vài trăm cà-ram giấy tiến sĩ, giáo sư" trong túi; chúng không những đánh mất lý trí, lương tri mà vô hình chung hùa nhau đẩy sự việc đi vào ngõ cụt lúc bấy giờ và cho đến nay, sự hoài nghi về tà tâm của CĐVN vẫn chưa xóa nổi, đặc biệt khi Long rời khỏi đó [*].

Hiện nay, những tên "giáo sư - tiến sĩ" quên tuốt luốt chuyện chưa xưa lắm, trong đó nhiều kẻ tỉnh rụi, không chút dằn vặt lương tâm, trước trách nhiệm lẽ ra phải làm như là một trong các viên gạch góp cho nền tảng tổ chức XHDS hiện nay. Mỉa mai thay! Chúng tiếp tục "kiến nghị với thư ngỏ", tỏ ra như là những người "thương dân yêu nước" đến "lồng làn" (!). Thử hỏi bạn đọc, với thân phận dân đen như chúng ta (là số đông), nếu không dùng chữ "trơ trẻn khôn cùng", thì dùng chữ gì cho nhẹ hơn khi vạch mặt bọn trí thức đểu cáng đó?!

Làm sao có thể tin được Tương Lai, vừa cách đây vài tháng, kêu gọi người dân "đứng sau lưng nhà nước" để chống giặc Tàu, nếu ai làm trái lại là "sai lầm chính trị" để rồi nhanh chóng" yêu với cầu" ĐCSVN như trong nhóm 61 vừa rồi???

Làm sao có thể tin được "lòng yêu nước" của: Lê Đăng Doanh, Phạm Chi Lan, Nguyễn Gia Hảo, Đào Xuân Sâm, Trần Đức Nguyên, Vũ Quốc Tuấn v.v... khi chính họ không dám phơi ra những khuất tất (chí ít về các góc khuất kinh tế dưới thời Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải với tư cách cố vấn, chuyên gia)??? Như toàn dân thấy vụ giá - lương - tiền năm xưa, đổ trút cho một mình Tố Hữu hay công hàm 1958 đổ trút cho Phạm Văn Đồng. Đổ tội cho xác chết là cách hữu hiệu nhất của những "trí thức XHCN" (!). Bọn "CS có chữ" chỉ làm điếm nhục chữ "trí thức" là giỏi nhất (!).

Xin lỗi, người dân nào KHÔNG "một phần mười tín, một phần tư nghi, phần còn lại tởm và tránh xa" thì... mới lạ!

Việc tôi ủng hộ Lê Thăng Long xin vô ĐCSVN cũng đã đến lúc nói ra. Ngay lúc đó, hầu như không ai tin CSVN sẽ kết Long vô đảng. Thực tế đã chứng minh. Bấy giờ, tôi cũng hoàn toàn tin như vậy.

Tôi tự nghĩ thầm, dù Long thật lòng xin vô đi nữa cũng tốt, bởi có câu: "Sư tử trùng thực sư tử nhục" (Con trùng trong con sư tử mới diệt sư tử). Tại sao lại không ủng hộ? Dù cho Long có vào đó và dần biến chất như CS, lúc đó, một là sẽ đấu đá với chúng, hai là sẽ "quậy banh ta lông" nội bộ chúng, dù ít dù nhiều cũng đều tốt cho quá trình đấu tranh dân chủ. Hơn nữa, tôi hoàn toàn tin chắc 100%, Long không bao giờ vô được, bởi từ gia đình tôi, đã cho tôi thấy cả quá trình người CS "chơi" nhau tàn độc, nham hiểm mà "êm nhẹ" đến cỡ nào (!). Do đó, sách "tương kế tựu kế" bật ra trong đầu tôi, bấy giờ.

Vì vậy, tôi chỉ tiếc một điều trong thư xin vô đảng của Long. Nếu là tôi, tôi sẽ thêm vào một ý: Nếu sau ngày... tháng... năm..., tôi không nhận được hồi đáp hoặc ĐCSVN từ chối tôi, thì tôi tuyên bố "tôi có quyền đứng ra kêu gọi và tự thành lập một đảng để hoạt động với phương châm ôn hòa, bất bạo động". Cách này, có thể làm CS bối rối, ít nhất nó tạo ra tiền lệ mà trước nay chưa ai làm, đồng thời với ý nghĩa đó, tuyên bố vậy, tạm coi như "cái án treo" cho CSVN. Khi khuôn mặt nghiêm nghị với chiếc roi "nhịp tới nhịp lui" sẽ ít ra, tạo tâm trạng nơm nớp cho đối phương, không biết khi nào "giáng xuống". Tôi nghĩ đó cũng là một kế nhỏ làm CS bất an chút ít.

Tôi tin nếu Long thêm ý kiến trên vào lá đơn, nếu có bị dư luận đả kích, Long không chịu cảnh "tơi bời hoa lá" như từng bị. Ý kiến đó, tôi cũng gợi ý cho Long trong thư riêng, sau khi Long ngỏ lời cám ơn tôi đã có bài lên tiếng cho Long. Tuy nhiên, Long hình như không hiểu được ý tôi, vì tôi không nói thẳng tuột như trình bày. [**]

Chuyện giữa Châu Xuân Nguyễn và các tổ chức XHDS

Mấy hôm nay, xảy ra cuộc "bút chiến" giữa ông Nguyễn Xuân Châu với một số hội đoàn XHDS và cả tôn giáo. Đây là một vấn đề khá cam go. Theo nhìn nhận cá nhân tôi, trong đó liên quan nhiều đến nhân vật Phạm Chí Dũng.

Những đả kích của ông Châu rất nặng nề, không chỉ riêng ông Phạm Chí Dũng mà còn cả BS. Nguyễn Đan Quế, TNLT. Nguyễn Bắc Truyển, Cù Huy Hà Vũ và cả nhóm Thức - Định - Long cùng nhiều người khác và cả Thiên Chúa giáo, PGHHTT.

Đây là một cuộc chiến có thể nói...

(Còn nữa)


______________________________________

[*] Xin mượn lời nhạc của Đức Huy - nhạc phẩm Mùa Xuân Trong Đôi Mắt Em. Trong những lúc bối rối hay quá căng thẳng, xin gởi lời khuyên đến các tác giả, độc giả hãy "mượn" nhạc mà giải khuây. Cam đoan rất hiệu quả cho tâm trạng tiêu cực như thế.





[*] Không mấy ai biết được lý do thật, phía sau sự ra đi của Long. Cũng yếu tố mập mờ này mà cá nhân tôi không còn dành nhiều thiện cảm CĐVN. Đến nay, tôi vẫn tin Thức, vì tôi nhớ anh có nói: "Ai coi thường nhân dân, nghĩ dân không hiểu biết nên muốn nói gì cũng được thì chắc chắn sẽ phải trả giá". 

[**] Nhắn tin anh Lê Thăng Long: Trong 2 tuần qua, tôi nhận được rất nhiều bài viết của anh (hình như không dưới 10 bài). Tôi cảm ơn anh tin tưởng và gởi tôi đọc, nhưng thưa thật, cách làm như trong nội dung của anh viết, khó lòng có hiệu quả, Long ạ. Anh cũng từ CS ra, nhưng tư tưởng và quan điểm trong cách đối phó với CS quá khác biệt, dù tôi cũng theo phương cách ôn hòa, nhưng thực tế và ma mãnh hơn. Tôi tin, anh hiểu bản chất CS không bằng tôi được, bởi anh không có quá trình "vừa bị trui vừa bị thui" như tôi đâu. hi hi hi!


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo